Huyết Áp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Nhận Biết

Mỗi ngày, tim bơm máu đi khắp cơ thể chúng ta thông qua hệ thống mạch máu. Sự lưu thông máu này tạo ra một áp lực lên thành mạch máu (động mạch). Áp lực này được gọi là huyết áp. Bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người liên tục duy trì ở mức cao hơn bình thường. Trong đa phần các trường hợp, tăng huyết áp không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và người bệnh thường không biết họ bị tăng huyết áp. 

Một số loại cao huyết áp thường gặp 

Cao huyết áp vô căn hay nguyên phát: không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% trường hợp. 

  • Tăng huyết áp thứ phát: liên quan đến một số bệnh thận, động mạch vành, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết. 
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: là trường hợp chỉ huyết áp tâm thu tăng. 
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật

Phân loại các cấp độ bệnh cao huyết áp

Huyết áp là áp lực máu tạo lên thành động mạch. Các chỉ số huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và tâm trương. 

Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Đây là chỉ số được quan tâm đầu tiên. Vì nó thể hiện được khả năng bơm máu từ tim đến các cơ quan khác.

Huyết áp tâm trương là chỉ số thể hiện áp lực tác động lên các thành động mạch lúc tim nghỉ. 

Chỉ số bao nhiêu được coi là “cao huyết áp”? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cao huyết áp được phân loại như sau: 

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Triệu chứng cao huyết áp

Đa phần các triệu chứng bệnh cao huyết áp không rõ ràng. Trên thực tế, bệnh nhân không nhận thấy bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt. Chỉ ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở,...

Do không có biểu hiện rõ ràng nên các nhà khoa học đặt tên cho căn bệnh là “kẻ giết người thầm lặng”. Những triệu chứng bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra khi bệnh tiến triển giai đoạn nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không có nguyên nhân rõ ràng nên được gọi là huyết áp vô căn. Loại này thường do di truyền, phổ biến ở nam giới.  

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao là do lối sống, chế độ ăn uống, thói quen tập luyện không điều độ. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp thứ phát. 

Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân làm tăng huyết áp một cách thầm lặng. Hãy điểm qua một số nguyên nhân dưới đây nhé: 

1. Sử dụng nhiều thức uống chứa caffeine và cồn 

Các loại đồ uống như cà phê, rượu, bia đều góp phần làm tăng huyết áp. Hãy hạn chế lượng caffeine mỗi ngày dưới 300mg để tránh huyết áp cao. Ngoài rượu và cà phê thì, thì trà xanh cũng là sản phẩm làm tăng lượng adrenalin và ảnh hưởng tới huyết áp. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng những thức uống này nếu đang có vấn đề về huyết áp. 

2. Thuốc không kê toa có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp

Một số người bệnh khi sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị tình trạng đau nhức, có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Cụ thể như là các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.  Ngoài ra, nhiều loại thuốc thông mũi, chống mũi xung huyết được dùng không kê toa cũng có thể nguyên nhân gây tăng huyết áp. 

Thuốc kê đơn điều trị bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần, thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, khi sử dụng các loại khác, các bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

3. Tăng huyết áp “áo choàng trắng”

Đôi khi bạn có thể thấy chỉ số huyết áp tăng cao khi đi khám nhưng khi về nhà tự đo lại thấy bình thường. Hiện tượng này được gọi là chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. Có thể lý giải là do người bệnh cảm thấy lo lắng khi đến phòng khám và gặp bác sĩ. Việc chênh lệch chỉ số này sẽ khiến việc đo không chính xác. Để tránh tình trạng này, bạn nên đo trước ở nhà và sau đó so sánh với huyết áp tại phòng khám bác sĩ. 

Điều trị cao huyết áp thế nào hiệu quả? 

Mục tiêu điều trị cần thiết đầu tiên là giữ cho huyết áp bệnh nhân ổn định, tổi thiểu là dưới 140/90 mmHg. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm thêm các bệnh lý như đái tháo đường hoặc bệnh mãn tính, cần duy trì huyết áp ổn định dưới 130/80 mmHg. Theo lời khuyên của bác sĩ, bên cạnh kết hợp phương pháp điều trị, người bệnh cần chú ý tới:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: ăn ít muối và nhiều hoa quả
  • Tập thể dục đều đặn và vừa sức
  • Duy trì cân nặng hợp lý 
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa nhiều caffein 
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo phác đồ của bác sĩ
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà 
  •  

Để được tư vấn trực tiếp về bệnh cao huyết áp, các bạn có thể liên lạc tới tổng đai tư vấn miễn cước 1800 1232 để được giải đáp. 

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *

Bài viết mới nhất
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN - ĐẶT LỊCH TƯ VẤN TRỰC TIẾP
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
GỬI NGAY
Bác Phạm Văn Chính
Bác Phạm Văn Chính
Đã đặt 3 hộp thành công
1 phút trước
Nguyễn Bình
Nguyễn Bình
Đã đặt thành công 5 hộp
1 phút trước
Cô Nguyễn Thị Thới
Cô Nguyễn Thị Thới
Đã đặt thành công 3 hộp
2 phút trước
100% ORGANIC BIO PRODUCT
NATURE
WEIGH LOSS
DISCOVER MORE
ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI CỰC LỚN
DUY NHẤT HÔM NAY 
Mua 5 tặng  1 hộp

00

Ngày

:

00

Giờ

:

00

Phút

:

00

Giây

*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
Chi tiết